


SP009136
NXB Tổng hợp TP. HCM
Sách - Đừng Coi Thường Sự Lười Học Của Con Người
114,750đ
135,000đ
Thông tin kho hàng
Chi nhánh trung tâm
Số 35 phố Quang Trung, thị xã Sơn tây - Phường Quang Trung - Thị xã Sơn Tây - Hà Nội
10 sản phẩm có sẵn
Thông số sản phẩm
Tác giả | Trần Ngọc Châu |
Thể loại | Bàn về giáo dục |
Số trang | 351 |
Kích thước | 15 x 23 cm |
Loại bìa | Mềm |
Xuất bản | NXB Tổng hợp TP.HCM |
Năm phát hành | 2020 |
Mô tả chi tiết
"Đây là những câu chuyện về việc học hành, những suy ngẫm về giáo dục được viết theo thể loại tiểu luận - hồi ức xuyên qua những trải nghiệm, suy nghiệm của tôi", tác giả giải thích về những câu chuyện giáo dục mà ông chọn để trò chuyện với độc giả của mình.
"Từ năm 14 tuổi, học lớp đệ lục (lớp 7) tôi đã bắt đầu nghề dạy học, kèm trẻ trong một gia đình có năm con. Kể từ đó, trong các biến cố thay đổi cuộc đời tôi, dạy học là một "nghề" rất tự nhiên, như chiếc dù của một người nhảy tự do, khi cần nhất mới bung ra".
Và nghề mà tác giả dành hơn 30 năm của cuộc đời mình để theo đuổi là nghề làm báo. Những trải nghiệm của công việc làm báo đưa ông đến nhiều nơi trên thế giới, gặp rất nhiều người ở nhiều tầng lớp trong xã hội và đau đáu suy nghiệm với trái tim của một nhà giáo từ tuổi 14 trong mình.
Vì vậy mà câu chuyện về giáo dục của ông bắt đầu từ cuộc trò chuyện trên chiếc taxi với một thầy giáo dạy sử bỏ nghề để lái xe Uber, rồi dẫn dắt đến các cuộc gặp gỡ với những doanh nhân, nhà khoa học, chính trị gia, tổng thống Mỹ.
Câu chuyện cũng đi từ những người bạn học, những thầy cô giáo mà tác giả đoan quyết "họ đều là những ngọn đèn, hoặc chí ít là những que diêm cháy mãi bên cuộc đời mình", kích thích sự tò mò và tri thức...
Trải nghiệm, suy nghiệm phong phú, rộng rãi đến như không giới hạn vừa là ưu điểm, cũng là nhược điểm của sách khi có thể khiến sự theo dõi của độc giả bị mất tập trung. Nhưng té ra đây lại là chủ ý của tác giả khi ông "tin rằng giáo dục phải bắt đầu từ khối óc lẫn trái tim, và kết quả được tìm thấy qua lý trí và xúc cảm của mỗi người.
Giáo dục Việt Nam cần phải chấp nhận những cách học đa dạng nếu muốn tạo lập một xã hội học tập trên thực tế. Những nhạo báng nhằm vào phương pháp học tập đều là thiển cận. Nếu bạn nhân danh bảo vệ chất lượng giáo dục mà lại nhạo báng những người đi học thêm ban đêm chẳng hạn, thì đó không phải hành động của người trí thức".
Từ những chiêm nghiệm rộng rãi khắp thế giới và luôn đau đáu với quê hương Việt Nam ấy, nhà báo - nhà giáo dục Trần Ngọc Châu đã rút ra: "Đừng coi thường sự lười học của con người" chính là bài giảng của ông thầy có tên là Lịch Sử.
Ông tha thiết nói với độc giả: "Giáo dục ngày nay của chúng ta đang phải mang những vết sẹo của quá khứ. Nó lành rồi, không còn chảy máu hay gây đau nữa, nhưng chắc chắn nó cứ làm xấu xí mãi chân dung của nền giáo dục thật sự. Thế hệ chúng ta, chứ không phải ai khác, phải làm cho chân dung này đẹp trở lại như một quy luật muôn đời".
Và vì vậy đây là một cuốn sách đáng quan tâm trong ngày 20-11.
Nguồn: tuoitre.vn